Tem UK là gì? Rượu có tem UK khác biệt gì với rượu không có tem?
Để các bạn yêu rượu hiểu rõ hơn về tem UK cũng như chia sẻ các thông điệp của Thegioiwhisky liên quan đến tem UK, một vấn đề luôn được nhiều người quan tâm. Thegioiwhisky xin được giải đáp một số câu hỏi như sau:
- Tem UK là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào?
- Phân biệt các loại tem UK? Ý nghĩa và nội dung của mỗi loại
- Rượu nước ngoài mà bán tại UK thì có dán tem UK hay không?
- Rượu đã dán tem UK khi được bán ra ngoài thị trường UK thì thế nào?
- Những yếu tố nào cần cân nhắc khi mua rượu có tem UK hoặc rượu không có tem UK?
Trên tất cả, Thegioiwhisky mong muốn thông qua bài viết này, chúng ta có một cái nhìn rõ ràng nhất, khách quan nhất và có căn cứ nhất về tem UK, tránh việc hiểu chung chung.
Tem UK là gì?
Theo luật thuế của UK, Rượu được tiêu thụ trên thị trường UK( Bao gồm rượu được sản xuất trong nước và rượu nhập khẩu) được Áp thuế tiêu thụ đặc biệt ( Excise duty ) vào loại cao nhất châu Âu.
Thuế tiêu thụ đặc biệt này được tính 28.74£ / 1 lít rượu nguyên chất. ( Ví dụ: Chai rượu 70cl có nồng độ cồn 50% thì thuế tiêu thụ đặc biệt được tính là 0.750%28.74=10.059£)
Ngoài ra thuế VAT là 20%.
Chính vì thuế được tính cao như vậy, nên để tránh thất thu thuế thông qua việc buôn lậu, từ 2006, Cơ Quan Thuế và Hải Quan Vương Quốc Anh (HM Revenue & Customs) đã ra bộ luật về việc dán tem rượu UK.
Tem này có ý nghĩa khi chai rượu có dán tem là chai rượu đã đóng thuế đầy đủ và được bán cũng như lưu hành một cách hợp pháp trong lãnh thổ Vương Quốc Anh.
Tem được Cơ Quan Thuế và Hải Quan UK phát hành, in ấn ( thông qua các hợp đồng ủy quyền) và cung cấp cho các đơn vị kinh doanh, sản xuất và nhập khẩu theo nhu cầu mà họ đã đăng ký với Cơ Quan Thuế và Hải Quan UK.
Tất cả các chai rượu có độ cồn từ 30% trở lên và có dung tích 35cl trở lên đều phải được dán tem UK này trước khi được tiêu thụ, vân chuyển trong nội địa UK.
Thông số kĩ thuật tem UK
Tem rượu UK có một số thông số kỹ thuật chính như sau:
- Đường kính: 25mm (sai số +0.9/-0.1mm)
- Dày: 75micron
- Trọng lượng: 70grams/M2
- Mực in: 4 màu bao gồm Màu đen, Màu Tím magenta, Mực Huỳng Quang Vàng (fluorescent), và Mực UV có yếu tố bảo mật.
- Có 2 loại Tem: Type A và Type B.
Type A là loại tem rời, và có format Xxxxxxxxxxxx. Trong đó X là chữ cái và x là số.
X dùng để phân loại Rượu:
- W cho Whisky
- B cho Brandy, Cognac
- G cho Gin
- R cho Rum
- V cho Vodka
- P cho các loại khác
Type B loại tem in chung nhãn sau. Chúng được cơ quanThuế và Hải quan thiết kế dựa trên thông tin nhà sản xuất, kinh doanh cung cấp. Tem có Format chung Xxxxxxxxxxxx.
Type B không qui định X là chữ gì cho loại nào như Type A
Những câu hỏi liên quan đến Tem Rượu UK
- Bộ luật về tem rượu UK ban hành năm 2006, vậy có thể có chai rượu đóng chai 2005 trở về trước mà được dán tem UK không?
Trả lời: Có. Trong trường hợp có lô rượu đóng chai từ trước 2006 được xuất khẩu nhưng vì lý do nào đó (không tiêu thụ hết, nhà nhập khẩu phá sản…) được tái nhập về để tiêu thụ trong thị trường UK thì bắt buộc dán tem giống như các loại rượu nhập khẩu khác.
- Tại sao rượu Scoth Whisky tiêu thụ trong thị trường UK mà nhãn sau lại in toàn tiếng nước ngoài nhưng được dán tem UK?
Trả lời: Có hai trường hợp:
- Thứ nhất, tương tự câu hỏi trên, hàng đã được xuất khẩu và được tái nhập để tiêu thụ trong thị trường UK.
- Thứ hai, hàng trong kế hoạch ban đầu của nhà sản xuất, kinh doanh là dành để xuất khẩu. Nhưng vì một hay vài lý do nào đó lại để tiêu thụ nội địa.
- Tại sao có những chai rượu mà tem UK bị dán đè một nhãn màu đen?
Trả lời: Ngược với các trường hợp trên, khi một lô rượu dành cho tiêu thụ nội địa UK nhưng vì lý do nào đó ( điều phối thị trường ) nó lại được xuất khẩu. Khi đó nó được hoàn thuế đã đóng và tem UK bị phá hủy, được dán đè lên một tem, thường là màu đen.
- Rượu nước ngoài sản xuất có tem UK không?
Trả lời: Tất cả loại rượu có độ cồn hơn 30% và dung tích lớn hơn 35Cl được tiêu thụ trong thị trường UK đều phải nộp thuế và được dán tem UK.
- Trong bộ luật về Tem UK có điều khoản nào nói về qui định, tiêu chuẩn chất lượng của rượu được dán tem UK không?
Trả lời: Không. Cơ quan Thuế và Hải quan UK chỉ quản lý việc nộp thuế của doanh nghiệp. Còn những quy đjnh về sản xuất, chất lương của Scotch Whisky được Hiệp Hội Whisky Scotland (Scotch Whisky Association ) kiểm soát thông qua bộ luật mới nhất Scotch Whisky Regulations 2009.
- Có tem rượu UK giả không?
Trả lời: Có. Vì lý do lợi nhuận, một số cá nhân, tổ chức đã in tem rượu UK giả hòng buôn lậu trốn thuế. Tem giả hiện nay có thể phát hiện thông qua việc soi đèn UV mà không phát quang màu vàng.
- Tem rượu thật nhưng không có hiệu lực là gì?
Trả lời: Nhà sản xuất, đơn vị kinh doanh sau khi đăng ký và nộp thuế sẽ được cơ quan Thuế và Hải quan UK cung cấp tem theo đúng số lượng, mẫu mã ( Nếu là tem type ?. Số tem này đã dược mã hóa bởi số Series của tem ( thông tin nhà sản xuất, đơn vi kinh doanh, nhà nhập khẩu, số order, thông tin sản phẩm…). Trong quá trình nhận và sử dụng nếu nhà sản xuất, đơn vị kinh doanh, nhà nhập khẩu để mất số tem này thì phải report cho cơ quan thuế và Hải quan. Sau quá trình điều tra nếu đúng, cơ quan thuế và Hải quan sẽ hoàn thuế cho họ và số lượng tem bị mất kia sẽ mất hiệu lực. Trong trường hợp số tem bị mất này được dán trên các chai rượu được bán trên thị trường thì coi như là bất hợp pháp.
- Tại sao rượu Scotch Whisky được sản xuất tại UK mà những chai rượu này được bán tại thị trường UK lại có giá cao hơn cũng những chai đó đang được bán tại nước ngoài?
Trả lời: Như chúng ta đã biết, theo luật thuế hiện hành của UK, thuế tiêu thụ đặc biệt đánh trên một lít rựou nguyên chất là 28.74£ và thuế VAT 20%. Thuế xuất này vào loại cao nhất Châu Âu ( chỉ sau Sweden, Finland và Ireland). Chúng ta so sánh với thuế xuất rượu của Romania chẳng hạn, thuế tiêu thụ đặc biệt của Romania là 7.2 EURO, thuế VAT là 19%. Do đó đối với những chai rượu phổ thông, ít tuổi là những chai rượu mà cơ cấu giá bán bị ảnh hưởng lớn bởi thuế thì rõ rang những chai này nếu được bán ở UK sẽ cao giá hơn cũng nó mà được bán ở các nước khác, các nước có mức thuế thấp hơn.
Đối với những chai rượu cao tuổi thì vì cách tính thuế dựa vào nồng độ cồn chứa trong chai rượu thì cơ cấu giá bán ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố thuế này. Lúc đó giá bán được quy định dựa trên độ hiếm là chính. Khi đó giá những chai rượu cao tuổi bán ở các thị trường khác nhau nhiwng giá cũng khá tương đồng. (Nguồn so sánh Thuế rượu tại các quốc gia Châu Âu: https://ec.europa.eu/taxation_customs/sites/taxation)
- Rượu được dán tem UK có tiêu chuẩn riêng, khác biệt với các thị trường khác không?
Trả lời: Không. Không có bộ luật nào quy định về tiêu chuẩn rượu dành riêng cho thị trường UK.
Và nếu có thì đã không có chuyện tái nhập rượu đã xuất khẩu cho thị trường khác sau đó vì nhiều lý do tái nhập về tiêu thụ ở thị trường UK ( xem thêm câu hỏi thứ 2 ở trên)
Sự khác biệt nếu có về chất lượng của hai chai rượu có tem UK và không có tem thường do so sánh 2 chai khác Batch, khác năm…Hoặc các version Limited dành rieng cho các thị trường khác nhau, các chai được đóng theo dạng Single Cask cho các thị trường khác nhau. Ví dụ: Chai Sprinkbank 21 Single Cask 2017 release có nhiều cask khác nhau và đóng chai cho các thị trường khác nhau trong đó có 1 cask đóng cho thị trường UK.
- Rượu được bán tại các DFS ( Duty Free Shop) ở UK thì có dán tem UK không?
Trả lời: Không bắt buộc rượu bán ở DFD phải dán tem UK. Rượu bán ở Duty Free Shop thì có nghĩa đã được miễn thuế thì không cần dán tem UK (Thực chất là tem ĐÃ ĐÓNG THUẾ).
Tuy nhiên trong điều 4 của bộ luật về Tem rượu UK này, họ cũng nói rõ có thể shop bán rượu có dán tem UK vì hàng của họ được lấy từ nguồn hàng đã đóng thuế.
(Theo: Vietnam Brothers Single Malt Club)
Cùng chuyên mục
CHẤT LƯỢNG NHẬT BẢN
100% Sản phẩm được mua tại nhật
GIAO HÀNG NHANH CHÓNG
Giao hàng HCM trong 30 phút
ĐỊNH GIÁ - THU MUA RƯỢU TOÀN QUỐC
Mua giá cao nhất thị trường
sản phẩm không dành cho
Người dưới 18 tuổi hoặc đang có thai